Vết cắn của côn trùng sẽ làm cho làn da nhạy cảm của bé trở nên sưng đỏ, ngứa rát, khó chịu. Khi thấy con mình bị côn trùng cắn bị chảy máu, sưng đỏ, hầu hết các ông bố bà mẹ đều sốt ruột và tìm nhiều loại thuốc bôi lên vùng bị thương ấy. Tuy nhiên, sẽ có những cách xử lý đúng và những cách xử lý trái khoa học cần né tránh. Sau đây là hướng dẫn cách xử lý đúng khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ mà mẹ nên biết, cùng tham khảo và bỏ túi để làm hành trang trên con đường chăm sóc bé cưng nhé.
Xem ngay:
- Dịch vụ diệt côn trùng tận gốc – VPC
- Diệt Côn Trùng Tại Hà Nội
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị côn trùng cắn
Côn trùng cắn người sẽ được chia làm 2 loại là nhóm côn trùng có độc và nhóm côn trùng không có độc. Đối với nhóm côn trùng không độc thường chúng chỉ cắn để phòng vệ hoặc để hút máu ( loài muỗi). Hầu hết các vết cắn của loài côn trùng không độc sẽ gây cho bé cảm giác ngứa ngáy, vùng bị cắn sưng đỏ, nổi sần mề đay. Các vết cắn này sẽ tự động lặn đi sau thời gian ngắn, đồng thời bé cũng không có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Đối với nhóm côn trùng có độc. Bố mẹ cực kỳ lưu ý không chỉ quan sát chỗ vết thương của bé mà còn quan sát biểu hiện sức khỏe của bé. Thông thường các loài côn trùng có độc khi cắn sẽ cho cảm giác châm chích, ngứa, sưng tấy, chảy mủ, nổi mụn nước, tiết dịch. Khi bị trúng độc, bé còn biểu hiện khó thở, phát ban, sưng cổ họng, sưng lưỡi và khó thở. Đó là những biểu hiện đặc biệt mà bố mẹ cần lưu ý quan sát khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ.
Các vết do muỗi, bọ chét, rệp gây ra thường gây ngứa, nổi mẩn đỏ trên da. Vết cắn của muỗi thường ở những vị trí không được che bởi quần áo và thường xuất hiện trong mùa hè. Vết cắn của bọ chét và rệp thường tập trung ở vùng da dưới quần áo. Bọ chét thường để lại mụn nước nhỏ li ti trên da bé. Nếu bé bị chuồn chuồn, kiến lửa cắn, chỗ vết cắn sẽ bị sưng đỏ và đau. Đối với vết kiến lửa đốt có thể làm da bé nổi mụn nước, mụn nhọt trong vài giờ.
Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ
Như chúng ta biết rằng trẻ nhỏ thường có làn da mỏng manh điều này càng dễ thu hút sự chú ý của các loại côn trùng, đặc biệt là muỗi. Hơn thế nữa trên người các bé thường có mùi sữa mẹ, mùi thức ăn trong quần áo, mùi cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân thu hút sự chú ý của côn trùng. Chúng tấn công các vùng bị hở như trên tay, chân, mặt và cổ tạo ra các mảng đỏ và mẩn ngứa. Trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ còn do cơ địa và mức độ nhạy cảm của mỗi trẻ là khác nhau:
- Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thường có các phản ứng mạnh hơn với vết đốt, gây sưng, viêm và thậm chí là bị sưng mủ.
- Khi bị côn trùng đốt, trẻ có cảm giác bị ngứa ngáy, đau rát và rất khó chịu. Trẻ có xu hướng dùng tay và các vật dụng để gãi vào các vết thương điều đó khiến cho các vết thương bị hở khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và sưng mủ.
Dừng chủ quan khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ
Sống trong đất nước nhiệt đới như Việt Nam chúng ta thì việc bé bị côn trùng cắn sưng mủ tấn công dường như đã trở thành điều bình thường đối với tất cả các bà mẹ. Chính vì thế, các mẹ thường chủ quan cho rằng, các vết cắn côn trùng sẽ tự lành lại. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của bé còn non nớt, khi bé gãi sẽ làm nguy cơ nhiễm trùng tăng lên.
Nguy hiểm hơn là trong một số trường hợp bị côn trùng có độc cắn, nếu mẹ chủ quan vết thương, bé sẽ có triệu chứng sốt, nôn, phát ban, ngứa, cơ thể bị sưng, co cứng cơ,… uy hiếp tính mạng của bé. Nguy hiểm hơn hết chính khi bé bị rết, nhện, bọ cạp,… cắn. Nếu bố mẹ chủ quan, độc tố của các loại côn trùng này có thể cướp sinh mạng của bé.
Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng mủ
Trong trường hợp vết thương bé bị côn trùng cắn sưng mủ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như :
- Nhiễm trùng máu: Khi tình trạng viêm nhiễm lây lan, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào máu và khiến người bệnh bị sốt. Biến chứng này cũng có thể có nguy cơ gây rối loạn suy đa tạng (ít nhất hai hoặc nhiều cơ quan) đe dọa tính mạng.
- Mô tế bào bị viêm: Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiễm trùng xâm nhập sâu vào các mô dưới da khiến người bệnh đau đớn, chóng mặt, buồn nôn.
- Tủy xương bị viêm: Khi mủ chảy ra từ vết thương, tình trạng nhiễm trùng nặng làm suy giảm quá trình lưu thông máu trong xương, khiến xương bị “chết” và lây nhiễm sang các khớp xung quanh. Biến chứng này cũng là cơ sở cho sự phát triển của bệnh ung thư da.
Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn
Làn da của bé là cực kì nhạy cảm chính vì thế khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ, bố mẹ cần có biện pháp xử lý đúng cách, đảm bảo được các yếu tố giúp bé hết ngứa, giảm sưng và hạn chế để lại sẹo thâm trên da của bé.
Bước 1: Vệ sinh vết côn trùng
Đây là bước quan trọng mà bố mẹ không nên bỏ qua nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn sang những vùng da khác. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lí để rửa. Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn, xà phòng để vệ sinh sau đó dùng nước sạch để rửa lại là được.
Bước 2: Làm giảm ngứa
Cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và cào cấu chỗ vết cắn nhiều hơn. Lúc này, bố mẹ cần một liều thuốc tê để bé quên đi cảm giác ngứa ngáy đó. Đá lạnh sẽ là liều thuốc tê tuyệt vời mà mẹ có thể sử dụng ngay lúc này. Mẹ hãy chườm đá lạnh lên chỗ vết đốt của bé khoảng 5 phút, nếu bé vẫn còn cảm giác ngứa ngáy hãy tiếp tục chườm đá nhé.
Bước 3: Làm giảm sưng
Mẹ hãy chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch. Nhùng khăn sạch vào trong nước ấm sau đó chườm lên chỗ vết đốt trong vòng 10 phút. Nước ấm sẽ kích thích, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, hạn chế quá trình viêm nhiễm do côn trùng cắn hiệu quả hơn.
Bước 4: Chống viêm, ngừa sẹo
Khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ, da bé rất dễ bị viêm và để lại sẹo cả đời. Chính vì thế bố mẹ không nên lơ là bước chống viêm và ngừa sẹo này. Sau khi hoàn tất 3 bước vệ sinh, làm giảm ngứa, giảm sưng cho bé, bố mẹ hãy dùng sản phẩm chuyên biệt do da bé như kem Em Bé. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược, có tác dụng chống ngứa, giảm sưng, chống thâm sẹo tốt. Bạn chỉ cần bôi lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ do vết côn trùng cắn.
Phương pháp giảm tấy vết côn trùng cắn sưng mủ
Để giảm tấy vết bé bị côn trùng cắn sưng mủ nhanh chóng cho bé mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian sau đây:
- Trị bằng Chanh: Chanh có đặc tính gây tê và chống viêm giúp dễ dàng chữa lành vết thương sưng tấy. Cách làm như sau: ắt đôi quả chanh và nhẹ nhàng chà xát lên vết thương cho đến khi không còn ngứa.
- Lô hội: Cắt lấy phần gel lô hội, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút rồi thoa gel lên vết thương bị thủng. Gel lô hội có đặc tính gây tê làm dịu vết thương và giảm sưng đáng kể.
- Tinh dầu tràm trà: nhúng một miếng bông vào dầu cây trà và xoa lên vết côn trùng cắn để giảm đau và giảm sưng.
- Trị sưng tấy bằng hành ta, hành tây và tỏi:: cắt lát hành tây, hoặc cắt đôi tép hành, tỏi rồi đắp lên vết côn trùng cắn trong vài phút rồi rửa sạch với nước. Xoa lên vết thương vài lần trong ngày sẽ sẽ hết sưng, giảm ngứa và không bị phồng đỏ.
- Chườm đá: Độ lạnh của đá giúp giảm sưng tấy. Tuy nhiên, để tránh bị bỏng, không nên chườm đá trực tiếp lên vết thương thủng. Xin vui lòng áp dụng với một chiếc khăn.
Điều trị khi bị côn trùng cắn sưng phù
Mẹo dân gian
- Dùng kem đánh răng: Kem đánh răng có chứa các thành phần hương và tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác mát lạnh cho da và giảm ngứa. Ngoài ra, chất bảo quản tự nhiên trong kem đánh răng giúp giảm sưng tấy do côn trùng cắn.
- Dùng giấm: Giấm với đặc tính khử trùng tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và giảm ngứa nhanh chóng. Khi sử dụng, pha loãng giấm với một lượng tương đương với nước rồi thoa lên vùng da bị mụn.
- Dùng rau húng quế: Húng quế không chỉ được dùng làm nước nấu ăn mà còn được dùng làm thuốc trị muỗi đốt, côn trùng cắn rất hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hợp chất eugenol trong húng quế có khả năng giảm ngứa, giảm viêm da do côn trùng cắn, trị sẹo sau này.
- Dùng rượu: Để giảm kích ứng trên da và hạn chế sự phát triển của vết cắn, bạn có thể sử dụng rượu để xoa vào vết cắn. Sử dụng một miếng bông và nhúng vào rượu. Xoa đều trên các khu vực bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và ngứa.
Sử dụng thuốc
Về cơ bản, thuốc chống bé bị côn trùng cắn sưng mủ thường được cung cấp dưới hai dạng, dạng bôi và dạng uống. Đa số các trường hợp phụ huynh thường đặt và sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc bôi ngoài da cho con em mình.
- Các loại dung dịch làm mát da, dịu da như hồ nước
- Dung dịch jarish, dung dịch màu sát khuẩn như milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng…
- Các loại kem chống ngứa như promethazin, moz-bite, eurax
- Kem, mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon
- Các loại kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid…
Để lựa chọn và sử dụng đúng loại thuốc trị côn trùng cắn cho bé, các bậc cha mẹ cần xác định rõ loại côn trùng nào cắn bé để tránh sử dụng thuốc “vô tội vạ” dẫn đến vô tình gây hại cho bé.
Lưu ý khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ nặng
Sau khi tự điều trị, vết thương của bé bị côn trùng cắn sưng mủ không thuyên giảm mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn và thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
Những sai lầm khi xử lý trẻ bị côn trùng cắn
Thấu hiểu sự lúng túng của hầu hết bố mẹ khi thấy con mình đau, rát, ngứa ngáy khi bị côn trùng cắn. Tuy nhiên một số sai lầm khi xử lý bé bị côn trùng cắn sưng mủ vẫn được bố mẹ áp dụng rất phản khoa học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bé.
Thoa nước bọt vào vết côn trùng cắn
Một bài thuốc gia truyền được các bà, các mẹ áp dụng chính là dùng nước bọt thoa vào vết côn trùng cắn bị nổi mẩn. Theo bác sĩ Nguyễn Như Lan cho biết, cách dùng nước bọt để thoa vào vết côn trùng cắn là trái khoa học không có tác dụng làm giảm sưng, ngứa mà còn rất nguy hiểm. Trong nước bọt của người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn khác nhau có thể tấn công vào vùng da bị tổn thương gây viêm nhiễm hoặc dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Lạm dụng dầu gió
Dầu gió hay dầu nước xanh được ví von là thuốc trị bách bệnh của người Việt Nam. Từ ho, cảm, sốt, đau bụng, nhức đầu,… đều dùng dầu gió. Nhưng dầu gió có tác dụng làm giảm sưng đau do vết côn trùng cắn hay không? Dầu nước xanh có chứa Methyl salicylat giúp làm giảm đau khá tốt nhưng có thể gây kích ứng cho da bé khiến bé bị rối loạn thân nhiệt. Tương tự như dầu gió, nhiều mẹ cũng lạm dụng mật ong, nước hoa để trị các vết côn trùng cắn gây kích ứng, viêm tấy vùng da bị tổn thương.
Thay vì lạm dụng dầu gió, mật ong, nước hoa, các mẹ nên dùng các loại kem bôi dành riêng cho bé giúp giảm sưng, ngứa an toàn, hiệu quả, chống viêm da và chống dị ứng hữu hiệu.
Cách phòng tránh để trẻ không bị côn trùng cắn
Để giúp bé tránh bị côn trùng tấn công, bố mẹ cần:
Phòng ngừa côn trùng trong nhà
- Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
- Phải luôn giăng mùng, đeo lưới muỗi khi ngủ, ngay cả ban ngày
- Bôi kem chống côn trùng, thuốc chống côn trùng, chống muỗi
- Vào ban đêm nên đóng các cửa sổ, cửa ra vào để tránh sự xâm nhập của côn trùng
- Cần cho bé mặc quần áo dài đi ngủ
- Cho bé ngủ mùng dù là ban ngày hay buổi tối.
- Cần kết hợp thêm các biện pháp đuổi côn trùng như dùng hương liệu, tinh dầu chanh, sả, cam, quýt, hương thảo để hạn chế sự xuất hiện của côn trùng trong nhà.
Phòng ngừa côn trùng ngoài trời
- Cho bé mặc quần áo kín khi ra ngoài và không mặc quần áo sẫm màu khi đi những khóm cây rậm rạp.
- Hạn chế cho bé sử dụng nước hoa và mặc quần áo sặc sỡ để tránh bị ong thu hút.
- Không nên cho trẻ đi chân đất mà nên đi giày kín các ngón chân. Cách an toàn nhất là cho bé mặc quần dài.
- Dạy trẻ không bắt hoặc chơi với côn trùng nguy hiểm như ong để tránh bị đốt.
- Nên sử dụng các loại kem chống côn trùng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ đúng cách là việc làm cần thiết mà bố mẹ nên nắm để bảo vệ con yêu của mình trước sự tấn công của côn trùng. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé! Nếu quý phụ huynh muốn an tâm hơn nữa, hãy sử dụng ngay dịch vụ diệt côn trùng tận gốc từ công ty VPC để loại bỏ các loại sinh vật gây hại này khỏi môi trường sống của gia đình và bé nhanh chóng. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ VPC theo thông tin sau. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng 27/4 bằng sự chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM (VPC)
- Văn Phòng TP.HCM: Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Văn Phòng TP Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội .
- Văn Phòng Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng
- Hotline: 0907 568 123
- Email: VPC@kiemsoatcontrung.com.vn
- Website: Kiemsoatcontrung.com.vn
Tham khảo bài viết tương tự:
- Top 19 thuốc diệt côn trùng trong nhà hiệu quả an toàn
- 23+ đèn diệt côn trùng
- Mẹo nhận dạng vết cắn côn trùng
- Top 6 thuốc bôi côn trùng cắn siêu lành tính bố mẹ nên biết
- Xử lý khi côn trùng chui vào tai