Mẹo nhận dạng vết cắn côn trùng – Xử lý đúng cách kịp thời

nhận dạng vết cắn của côn trùng

Côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng có thể tấn công bạn bất kỳ lúc nào. Chính vì thế việc nhận dạng vết cắn côn trùng và xử lý đúng cách là việc làm cực cần thiết mà bạn không nên lơ là. Xác định đúng vết cắn côn trùng nào có thể giúp bạn sơ cứu đúng cách, thậm chí cứu sống bạn và người thân trong nhiều trường hợp.

Xem ngay:

Bị côn trùng cắn có nguy hiểm không?

Khi bị côn trùng đốt chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, tuy nhiên, hầu hết các vết cắn côn trùng là vô hại. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội. Côn trùng cũng có thể lây lan bệnh. Vết cắn côn trùng có thể gây ra phản ứng da ngay lập tức. Các vết đốt từ ong bắp cày, kiến lửa và ong bầu, thường gây đau đớn nhất. Vết đốt do muỗi, bọ chét, ve gây ngứa hơn là đau đớn.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Khi bị côn trùng đốt chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, tuy nhiên, hầu hết các vết cắn côn trùng là vô hại

Các triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng cắn

Các triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng đốt là đau đớn, ngứa ran, tê, bỏng, ngứa, sưng, đỏ. Triệu chứng của tình trạng này phụ thuộc vào vết cắn côn trùng. Các triệu chứng khi bị côn trùng đốt sẽ lành lặn trở lại trong vòng 24 giờ. Đôi khi, chúng có thể kéo dài lâu hơn (khi bị kiến ba khoang đốt hoặc ong bắp cày).

Một số người sẽ có tình trạng sốc phản vệ khi bị côn trùng đốt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của sốc phản vệ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể con người, bao gồm: khó thở, khó nuốt, tức ngực, phát ban hoặc đỏ da, mặt hay miệng sưng, ngất xỉu hoặc choáng váng, đau bụng hoặc nôn.

Tùy vào vết cắn côn trùng và tình trạng cơ thể mà bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào về các dấu hiệu của bệnh.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Các triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng đốt là đau đớn, ngứa ran, tê, bỏng, ngứa, sưng, đỏ

Cách nhận dạng vết cắn của côn trùng 

Trừ những trường hợp bạn đối diện trực tiếp với côn trùng cắn, còn lại hầu hết là bạn sẽ không thể tận mắt thấy loài côn trùng đốt bạn. Xác định đúng côn trùng đốt chính là bước đầu tiên để bạn sơ cứu vết thương đúng cách. Mỗi loài côn trùng sẽ cho vết cắn khác nhau, bằng cách nhận diện vết cắn côn trùng bạn có thể xác định được côn trùng cắn bạn là gì để sớm chữa trị đúng cách.

Vết muỗi cắn

Đặc điểm vết cắn: Vết muỗi đốt thường nổi mụn, cứng, đỏ và ngứa. Một chấm ở giữa xuất hiện vài phút sau khi bạn bị đốt. Vùng da bị đốt sẽ sưng tấy và có kích thước bằng loại quả mọng, hình tròn hoặc như đốm màu.

Cách xử lý: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó chườm đá lạnh lên trên vết thương. Bạn hãy cố gắng không làm trầy xước vùng bị muỗi đốt để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng nhé. Đặc biệt bạn cần lưu ý nếu cảm thấy bị đau đầu, sốt cao, ớn lạnh hoặc có điều gì bất thường thì nên đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời nhé.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết muỗi đốt thường nổi mụn, cứng, đỏ và ngứa

Vết kiến cắn

Đặc điểm vết cắn: Vết cắn của loài kiến đặc biệt là kiến lửa đỏ thường có những đốm nhỏ, đỏ và cảm giác nóng bỏng trên da. Nếu không có biện pháp can thiệp vết cắn kịp thời, vùng vết côn trùng cắn sẽ hình thành mụn mủ màu trắng, gây cảm giác ngứa ngáy, hơi đau và có thể biến thành sẹo.

Cách xử lý: Sau khi bị kiến cắn, bạn cần rửa sạch vùng bị cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng khăn băng lại vết thương và chườm đá lạnh để giảm nóng, đau rát. Nếu cảm giác quá đau rát hay nhức bạn có thể dùng đến thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng histamine. Mặc dù vết kiến cắn không quá nguy hiểm nhưng bạn cần giữ vết cắn sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng. Nếu bạn thấy chỗ vết thương sưng hơn, đau hơn là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ cấp. Đặc biệt nếu cảm thấy khó thở, họng sưng, chóng mặt, bạn cần đến bệnh viện ngay.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết cắn của loài kiến đặc biệt là kiến lửa đỏ thường có những đốm nhỏ, đỏ và cảm giác nóng bỏng trên da

Vết rệp cắn

Đặc điểm vết cắn: Vết sưng khá nhỏ, có màu đỏ nằm gần nhau tạo thành một đường thẳng hoặc tập trung thành cụm hoặc mô hình ngẫu nhiên và có một đốm đỏ sẫm hơn ở giữa. Thường những vết rệp cắn sẽ xuất hiện ở phần trên cơ thể như cổ, cánh tay và vai.

Cách xử lý: Đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mặc dù sẽ có cảm giác ngứa ngáy nhưng tuyệt đối bạn không được gãi sẽ làm vết thương nhiễm trùng. Để chống ngứa bạn có thể dùng kem chống ngứa hoặc kem calamine. Để giảm sưng bạn có thể chườm đá lạnh lên vết thương. Nếu nhà có sẵn bột yến mạch, bạn dùng nó để tắm sẽ giúp bạn làm dịu vết rệp cắn ngay tức thì.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết sưng do rệp cắn khá nhỏ, có màu đỏ nằm gần nhau tạo thành một đường thẳng hoặc tập trung thành cụm hoặc mô hình ngẫu nhiên và có một đốm đỏ sẫm hơn ở giữa

Vết bọ chét cắn

Đặc điểm vết cắn: Vết bọ chét cắn khá nhỏ và giống như những đốm đỏ với quầng sáng. Vết bọ chét cắn thường xuất hiện ở phần dưới cơ thể như quanh bàn chân, mắt cá hoặc ngón chân. Vết bọ chét cắn thường rất đau và cực kỳ ngứa.

Cách xử lý: Khi bị bọ chét cắn, bạn cần khử trùng vết thương ngay. Tránh gãi làm trầy xước vết cắn. Dùng một ít đá lạnh để chườm lên nhằm chống sưng. Dùng kem dưỡng da để ngăn chặn cơn ngứa ngáy. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy buồn nôn, sưng môi, khó thở, tức ngực hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết bọ chét cắn khá nhỏ và giống như những đốm đỏ với quầng sáng

Vết ve cắn

Đặc điểm nhận dạng: Vết ve cắn có một vòng tròn nhỏ màu đỏ ở nơi bạn bị cắn, thường vết ve cắn sẽ không gây cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu đặc biệt như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, nhịp tim không đều thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Cách xử lý: Ve thường dính rất chặt trên da. Bạn cần loại bỏ nó ngay lập tức, dùng tay hoặc nhíp nhọn đều được. Sau đó, bạn hãy làm sạch vùng ve cắn bằng cồn, xà phòng và nước sạch là được.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết ve cắn có một vòng tròn nhỏ màu đỏ ở nơi bạn bị cắn, thường vết ve cắn sẽ không gây cảm giác đau ngứa

Vết nhện cắn

Đặc điểm vết thương: Vết cắn của nhện sẽ để lại vết đỏ nhỏ và gây sưng da. Tuy nhiên, loài nhện độc như nhện góa phụ đen sẽ để 2 vết đâm thủng. Trong khi, vết cắn của nhện nâu sẽ có vết sưng đỏ, phồng nhỏ màu trắng như vết bầm tím.

Cách xử lý: Nếu bạn bị nhện thường cắn, bạn chỉ cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước sạch và chườm đá lạnh lên. Nếu bạn bị nhện độc cắn, bạn cần dùng một miếng gạc buộc phía trên khu vực vết thương nhằm ngăn chặn sự lây lan của nọc độc. Cuối cùng hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vết cắn của nhện sẽ để lại vết đỏ nhỏ và gây sưng da

Vết ong cắn

Đặc điểm vết thương: Sau khi bị ong đốt, vùng da sẽ bị đỏ và sưng, vết chích có thể nhìn thấy rõ ở phần trung tâm. Bạn sẽ có cảm giác nóng rát, đau và ngứa dữ dội.

Cách xử lý: Cần lấy kim chích của ong ra khỏi da càng sớm càng tốt. Trong ngòi chích của ong có chứa độc vì thế nó sẽ kiến bạn càng thêm đau đớn. Sau đó, bạn hãy rửa sạch vùng ong đốt bằng xà phòng và nước để tránh bị nhiễm trùng. Dùng đá lạnh chườm lên vết thương để làm mát vết thương. Nếu bạn bị sưng môi, lưỡi và ngứa ở những vùng không phải chỗ ong đốt, chóng mặt, khó thở, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Sau khi bị ong đốt, vùng da sẽ bị đỏ và sưng, vết chích có thể nhìn thấy rõ ở phần trung tâm

Vết ong bắp cày chích

Đặc điểm vết chích: Tương tự như bạn bị các loại ong khác cắn. Tuy nhiên ong bắp cày sau khi chích sẽ không để lại ngòi đốt và chúng có thể chích bạn nhiều lần.

Cách xử lý: Rửa vết thương bằng xà phòng, nước và chườm đá lạnh. Hãy dùng giấm táo để giảm đau và sưng nhé. Khi có bất kỳ triệu chứng khó thở, chóng mặt, sốt nhẹ , bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Ong bắp cày sau khi chích sẽ không để lại ngòi đốt và chúng có thể chích bạn nhiều lần

Vết đốt của chấy, rận

Đặc điểm nhận dạng: Vùng da bị chấy, rận cắn sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ giống như muỗi đốt. Thường vùng chấy, rận cắn là trên đầu, cổ, sau tai. Loài chấy, rận thường truyền các bệnh nghiêm trọng như thương hàn.

Cách xử lý: Loại bỏ chấy, rận trên vùng da ngay lập tức. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có thể chườm một ít đá lạnh để giảm cảm giác nóng, ngứa. Để diệt chấy, rận triệt để, bạn cần dùng đến các thuốc trị chấy rận dùng cho tóc hay bôi trên cơ thể có bán rộng rãi tại các nhà thuốc.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vùng da bị chấy, rận cắn sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ giống như muỗi đốt

Vết cắn do ruồi trâu gây ra

Ruồi trâu hay xuất hiện quanh khu vực có trâu, bò. Chúng sống chủ yếu bằng việc hút máu.

Dấu hiệu nhận biết: Chảy máu tại vết cắn. Vị trí bị ruồi trâu cắn có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban. Ruồi trâu cắn sẽ gây ra vết thương giống như lưỡi dao lam rạch trên da gây đau nhức. Một số trẻ bị dị ứng với nước bọt của ruồi trâu sẽ gặp phải những triệu chứng nguy hiểm khác như mủ, sưng do nhiễm trùng, chóng mặt, thở khò khè.

Cách xử lý:

Khi bị ruồi trâu đốt, mẹ hãy xử lý ngay bằng cách làm sạch với dung dịch sát khuẩn. Sau đó, mẹ có thể dùng kem bôi chống ngứa và sưng để làm dịu da.

Lưu ý: Để tránh bị ruồi trâu cắn, trẻ nên tránh xa những khu vực nhiều ruồi trâu như chuồng trâu, bò và nơi chăn thả chúng.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Vị trí bị ruồi trâu cắn có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban

Vết cắn của mò đỏ

Mò đỏ là thành viên của họ Trombiculidae, là những mò có hình nhện nhỏ xíu. Các triệu chứng của vết đốt mò đỏ bao gồm ngứa dữ dội, nốt sẩn đỏ phẳng hoặc hơi gồ lên trên da đôi khi xuất hiện mụn nước. Mò đỏ chủ yếu đốt ở các vùng da mỏng như những nếp nhăn và nếp gấp ấm của da như vùng bẹn, nách, và khoeo chân. Mắt cá chân và bắp chân cũng là những vùng ưa thích của mò đỏ.

Khi mò đỏ đốt, chúng đưa cấu trúc ăn uống và các bộ phận miệng của nó vào cơ thể gây nốt sẩn đỏ, ngứa trên da. Chúng bơm các enzym vào da vật chủ, phá hủy mô xung quanh vết đốt, do đó kích thích các phản ứng. Vùng xung quanh vết đốt sau đó cứng lại, chúng đưa ống dẫn thức ăn- gọi là sylostome- vào vết đốt. Nếu không bị quấy rầy, mò đỏ có thể ăn trên da qua cấu trúc này trong vài ngày. Thuốc kháng histamine và các loại kem chống côn trùng đốt tại chỗ có thể làm dịu vết cắn côn trùng.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Khi mò đỏ đốt có thể gây nốt sẩn đỏ, ngứa trên da

Các phương pháp chẩn đoán tình trạng vết côn trùng đốt

Nếu bạn đã xác định được loài côn trùng nào đốt thì việc chẩn đoán khá dễ dàng. Nhưng thỉnh thoảng một vết chích hay đốt xuất hiện bất ngờ khiến bạn bối rối. Những vết đốt trên cơ thể từ các loài côn trùng không rõ sẽ cản trở việc chẩn đoán và điều trị. May mắn thay, bác sĩ sẽ xác định loài côn trùng dựa vào kích thước và vị trí của vết đốt.

Khi bạn bị côn trùng đốt thì không cần thiết phải xét nghiệm để chẩn đoán vết đốt của ong hoặc vết cắn côn trùng mà bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và khám sức khỏe của bạn. Bác sĩ chỉ xét nghiệm nếu côn trùng được tìm thấy dính trên da của bạn, để kiểm tra xem liệu chúng có bị bệnh. Nói về xét nghiệm chẩn đoán thì có một số ví dụ sau đây:

  • Xét nghiệm dị ứng nọc côn trùng: cách xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đo lường phản ứng với nọc độc côn trùng của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiêm vào da một liều nhỏ nọc độc côn trùng khác và kiểm tra kích thước vết phản ứng.
  • Xét nghiệm bệnh Lyme: Khi lấy con ve ra khỏi da thì bác sĩ sẽ kiểm tra xem nó có phải là loài Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme không.
nhận dạng vết cắn của côn trùng
Bạn có thể tìm đến bác sĩ để nhận chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng vết thương do côn trùng cắn

Điều trị vết đốt của côn trùng

Các biện pháp dân gian

Hầu hết các vết cắn côn trùng gây ra đều phản ứng nhẹ với các triệu chứng có thể kiểm soát và điều trị dễ dàng. Chính vì thế, trong thực tế, điều trị tại nhà là là đủ để cải thiện tình trạng vết thương. Hoặc sử dụng các hương liệu tự nhiên để điều trị cho vết côn trùng đốt:

  • Chanh: cắt chanh làm đôi thoa lên vết côn trùng đốt hoặc nhỏ nước cốt lên chỗ bị sưng.
  • Tỏi: thái nhỏ sau đó nghiền nát tỏi. Đắp lên chỗ bị đốt để làm dịu cơn đau hoặc ngứa
  • Lô hội: cắt nhỏ cây lô hội để lấy dịch nhờn bên trong. Cho vào tủ lạnh 30 phút sau đó đắp lên da.

Nếu bị vết đốt của kiến ba khoang hoặc vết đốt của ong bắp cày thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Nhận biết vết cắn của côn trùng nhẹ thì bạn có thể chữa nhanh bằng lô hội

Điều trị vết cắn côn trùng bằng y tế

Dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vết cắn côn trùng cũng là phương pháp hiệu quả. Trong các trường hợp, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Đối với vết phồng rộp

Bạn có thể lấy băng dính để có thể bảo vệ khu vực phồng rộp. Vết phồng rộp có thể bị nhiễm trùng khi bị vỡ. Vì thế, bạn không được làm vỡ vết phồng do côn trùng đốt. Bóng nước gây đau khi bị vỡ và sẽ làm lớp da nhạy cảm bên dưới bị lộ ra..

Phản ứng tại chỗ (lớn)

Đối với tình trạng này, bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin đường uống hoặc thuốc giảm đau đường uống. Toa thuốc steroid đường uống ngắn ngày có thể được sử dụng nếu bạn bị sưng cục bộ nghiêm trọng.

Phản ứng tại chỗ (nhỏ)

Da có thể bị tổn thương và vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong dẫn đến nhiễm trùng, do đó, khi vết cắn côn trùng làm bạn bị ngứa thì bạn cần tránh hành động là gãi. Bạn nên tránh việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc mỡ lên vùng da có bóng nước bị vỡ. Trong các vùng vết cắn côn trùng có thể được điều trị bằng gạc lạnh và/hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chẳng hạn như aspirin, paracetamol hoặc ibuprofen. Kem bôi chứa steroid, kem gây tê hoặc thuốc kháng histamin cũng giúp làm dịu cơn đau của vết đốt.

Mề đay toàn thể hóa

Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin đường uống và corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednisolone, để điều trị các khu vực ảnh hưởng nếu xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ hoặc tổn thương trên hoặc gần chỗ đốt. Hãy tìm gặp bác sĩ khi triệu chứng có diễn biến xấu.

nhận dạng vết cắn của côn trùng
Hãy sử dụng dịch vụ diệt côn trùng uy tín tại VPC để loại tận gốc loài sinh vật gây hại này, xóa tan nỗi lo bị côn trùng đốt

Dịch vụ diệt côn trùng tận gốc tại VPC – Xóa tan nỗi lo bị côn trùng tấn công

Vết cắn côn trùng sẽ rất giống nhau nên bạn cần có kiến thức phân biệt vết cắn của chúng để sớm sơ cứu, tránh lây lan hay gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy chia sẻ cho người thân của mình cùng biết cách nhận dạng vết cắn côn trùng nhé. Và, để loại bỏ những loài sinh vật gây hại này khỏi môi trường sinh hoạt và làm việc, bạn hãy sử dụng ngay dịch vụ diệt côn trùng tận gốc tại Công ty Kiểm soát côn trùng Việt Nam VPC. Đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản từ các trường đại học, tập đoàn uy tín cùng phương án diệt côn trùng được thiết kế chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Hãy liên hệ VPC theo thông tin sau.

CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM (VPC)

Tìm hiểu ngay:

5/5 - (1 bình chọn)

Công Ty Diệt Mối Tận Gốc VPC – Diệt Mối Tại Nhà Giá Rẻ Uy Tín

Mối là loài côn trùng gây hại nguy hiểm, có thể phá hủy các công...

Top 19 thuốc diệt côn trùng trong nhà hiệu quả an toàn

Các loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà như ruồi, muỗi, kiến, gián,… chúng...

Cách trị muỗi đốt hết sưng hết ngứa ngay lập tức bằng nguyên liệu có sẵn

Trong tất cả các loài côn trùng có lẽ muỗi chính là loài thường xuyên...

Tổng hợp 20 loại côn trùng có hại cho cây trồng tại Việt Nam

Côn trùng có hại cho cây trồng luôn gây ra những tổn thất nặng nề...

Công ty dịch vụ diệt mối Đà Nẵng – Cam kết tận gốc 100%

Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực diệt mối Đà Nẵng, công...

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng? XEM NGAY!

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng là câu hỏi được...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907568123
0907568123
Zalo: 0907568123