Muỗi là loài động vật nguy hiểm. Chúng xuất hiện trên khắp thế giới và là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt virus,… cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Mặc dù hầu hết ai trong chúng ta cũng biết được rằng muỗi là loài động vật nguy hiểm nhưng bạn có biết muỗi sống được bao lâu và các giai đoạn phát triển của muỗi như thế nào không? Hãy cùng kiemsoatcontrung.com.vn tìm hiểu kỹ hơn về vòng đời của muỗi trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu ngay
- Dịch vụ diệt côn trùng tận gốc – VPC
- Dịch vụ diệt côn trùng tại Hà Nội
Nội dung
Vòng đời của muỗi? Muỗi sống được bao lâu?
Thời gian sống của muỗi sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là giới tính và điều kiện sinh sống. Đầu tiên là yếu tố giới tính quyết định thời gian sống của muỗi như sau. Muỗi cái sẽ có thời gian sống lâu hơn muỗi đực. Trong điều kiện môi trường bình thường, một con muỗi cái có thể sống tối đa 2 tháng. Trong vòng đời của mỗi con muỗi cái, chúng chỉ cần thụ tinh một lần và có thể sinh sản từ 6 đến 8 lần. Để có thể thực hiện chức năng sinh sản liên tục của mình, muỗi cái sẽ chích máu người. Chính vì thế chỉ có muỗi cái mới là “kẻ thù” của con người. Muỗi đự sẽ có thời gian sống ngắn hơn, sau khi thực hiện chức năng giao phối, chúng sẽ chết sau 10 đến 15 ngày sau đó. Để duy trì sự sống, muỗi đực không chích máu người như muỗi cái mà chủ yếu là hút nhựa cây và mật hoa để sống. Đặc điểm hình dáng của muỗi đực và muỗi cái cũng khác nhau, muỗi đực có chiếc vòi nhiều lông lá, còn muỗi cái thì sở hữu chiếc vòi trơn nhẵn bóng.
Tuổi thọ trung bình của muỗi cũng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và đặc điểm của từng loài muỗi. Loài muỗi Culex Tarsalis có tuổi thọ 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ 21oC, tuy nhiên chúng chỉ sống được 10 ngày trong điều kiện nhiệt độ 27oC. Loài muỗi gây bệnh có tuổi thọ lên đến 30 ngày, riêng loài muỗi di chuyển đường dài có tuổi thọ lên đến 50 ngày.
Các giai đoạn phát triển của muỗi
Mặc dù có vòng đời của muỗi khá ngắn nhưng muỗi phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển. Từ trứng cho đến muỗi trưởng thành, muỗi cần trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn là một lần lột xác của muỗi từ Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Muỗi trưởng thành.
-
Giai đoạn trứng
Muỗi cái trưởng thành sẽ đẻ trứng trên mặt nước. Chúng thường chọn những nơi ẩm ướt, ao tù, nước đọng luôn là địa điểm lý tưởng để chúng sinh sản. Mỗi lần sinh, chúng sẽ cho ra khoảng 100 đến 400 trứng, trứng kết thành bè và nổi trên mặt nước. Nước sẽ là thành phần chủ yếu giúp cho trứng muỗi phát triển.
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ướt thuận lợi, trứng sẽ có thể nở thành ấu trùng chỉ sau 2 đến 3 ngày. Lúc này chúng sẽ chuyển sang giai đoạn mới của cuộc đời chúng – Giai đoạn ấu trùng.
-
Giai đoạn ấu trùng:
Giai đoạn ấu trùng hay còn được gọi với tên là lăng quăng là giai đoạn phát triển thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Chỉ tính riêng giai đoạn ấu trùng này thì lăng quăng cần trải qua đến 4 lần lột xác liên tiếp từ 8 đến 12 ngày. Mỗi lần lột xác thì hình dạng của chúng vẫn giữ nguyên, không có nhiều thay đổi.
Các ấu trùng lăng quăng sống được nhờ ăn vi sinh và hít thở nhờ vào một ống truyền trên cơ thể. Đối với lăng quăng trưởng thành, chúng có các lỗ thể, khi nằm song song với mặt nước, các lỗ thể sẽ giúp lấy oxi nuôi sống chúng.
Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sống hoàn toàn ở dưới nước. Bạn có thể dễ dàng quan sát được chúng bằng mắt thường. Lăng quăng có kích thước từ 2 đến 5 mm, chúng di chuyển bằng cách co cong cơ thể tạo động lực để đẩy ra phía xa.
Trải qua 4 lần lột xác liên tiếp từ 8 đến 12 ngày. Lúc này, ấu trùng lăng quăng sẽ bước vào giai đoạn thứ 3 trong cuộc đời của chúng chính là giai đoạn nhộng.
-
Giai đoạn nhộng
Giai đoạn nhộng hay còn được gọi là giai đoạn cung quăng, là giai đoạn phát triển thứ 3 trong còng đời của loài muỗi. Trong giai đoạn này, chúng sẽ không ăn, tập trung nghỉ ngơi nhưng lại di chuyển rất nhanh nhờ vào chiếc đuôi của mình. Việc vẫy đuôi dưới nước làm cho việc di chuyển của chúng trở nên nhanh hơn và đi xa hơn.
Giai đoạn nhộng chính là giai đoạn chuẩn bị cho sự lột xác thực thụ của chúng để biến thành muỗi trưởng thành. Tuy nhiên chúng chỉ mất khoảng 2 ngày để có thể lột xác hoàn toàn biến thành muỗi trưởng thành. Quá trình lột xác từ nhộng trở thành muỗi trưởng thành sẽ mất khoảng 15 phút.
-
Giai đoạn muỗi trưởng thành
Sau khi thoát ra khỏi vỏ nhộng, muỗi sẽ tiếp tục nằm trên mặt nước một thời gian ngắn để hong khô các bộ phận trên cơ thể của mình. Lúc này, muỗi đã hoàn tất cơ thể của mình với đầy đủ các bộ phận như đầu, ngực, bụng. Tuy nhiên, ban đầu muỗi chỉ có kích thước từ 5 – 20mm. Khi đã cứng cáp hơn, chúng bắt đầu bay đi. Đối với muỗi đực, chúng sẽ tìm mật hoa, nhựa cây để hút, còn muỗi cái sẽ hút máu người, động vật và tiếp tục thực hiện chức năng sinh sản của mình.
Vòng đời của muỗi – Các loài muỗi nguy hiểm
Theo ước tính hằng năm có đến khoảng 700 triệu người mắc bệnh do muỗi gây ra. Trong đó có những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng,… Đây cũng là những căn bệnh phổ biến thường gặp ở Việt Nam chúng ta. Chính vì thế việc nhận diện các loài muỗi nguy hiểm có hại cho sức khỏe cũng là việc làm cần thiết.
Muỗi Aedes (muỗi vằn)
Chúng là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm. Trên thân của chúng có dấu màu đen và trắng nên được gọi là muỗi vằn. Chúng hoạt động mạnh sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Muỗi vằn dễ bị thu hút bởi màu tối như đen, đỏ nên khi vào dịch muỗi bạn nên chọn mặc những trang phục sáng màu để tránh bị chúng thu hút.
Muỗi anopheles
Là tác nhân gây truyền bệnh sốt rét. Chúng có đôi cánh nhợt nhạt và sẫm màu hơn so với muỗi vằn. Chúng thường hoạt động vào ban đêm và cũng bị thu hút bởi màu tối.
Muỗi Culex
Là tác nhân chính của bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc điểm nhận dạng của muỗi Culex chính là ngực, chân và tĩnh mạch trên cánh luôn được phủ một màu nâu. Chúng hoạt động mạnh vào ban đêm, thích màu tối hơn màu sáng và đặc biệt chúng có khả năng bay xa nên khả năng truyền bệnh của chúng là rất lớn.
Hầu hết loài muỗi đều thích ao tù nước đọng và bị thu hút bởi màu sắc tối. Chính vì thế, bạn cần thường xuyên chú ý những ao hồ, chậu xung quanh nhà, tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. Vào mùa dịch muỗi, bạn nên mặc quần áo dài tay với màu sắc sáng để tránh bị muỗi đốt. Kết gợp với việc sử dụng các hóa chất diệt muỗi, chắc chắn sẽ bảo vệ bạn và gia đình tốt hơn.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin giải đáp về vòng đời của muỗi và các giai đoạn phát triển của muỗi. Hy vọng rằng, với những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loài động vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm này, từ đó có giải pháp bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn. Nếu bạn cần diệt muỗi để bảo vệ không gian sống cho gia đình mình hãy liên hệ ngay với dịch vụ diệt muỗi hcm của VPC nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
- Muỗi vằn gây bệnh gì? Cách phòng bệnh do muỗi vằn gây ra
- Top 5 thuốc xịt muỗi an toàn bán chạy nhất thị trường hiện nay
- Top 10 thuốc diệt muỗi an toàn tốt nhất hiện nay do Bộ Y Tế cấp phép