Điểm danh các loài kiến ở Vệt Nam

top những loài kiến ở việt nam

Các loài kiến ở Việt Nam chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ bởi những cái tên thú vị. Kiến là một loài có số lượng lớn với nhiều chủng loại. Mặc dù chúng không gây hại quá nhiều cho con người nhưng những rắc rối mà chúng đem lại cũng không hề nhỏ. Có một số loài cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như kiến ba khoang. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những loài kiến ở việt nam hay xuất hiện ngay dưới đây nhé. 

Những loài kiến thường gặp tại Việt Nam

Kiến hôi

Loại kiến này có tên khoa học là Tapinoma sessile. Đây là loại kiến có hình dáng khá nhỏ, dài từ 1/16 đến ⅛ inch. Chúng có màu nâu hoặc đen với 6 chân. Râu của loài kiến này có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to.

Kiến hôi thường ăn hầu hết các thức ăn trong nhà, nhất là thực phẩm có đường. Chúng thường bị hấp dẫn bởi độ ẩm. Một đàn kiến hôi có thể dao động từ 100 đến 10.000 cá thể. Nếu chẳng may bị đè nát, cơ thể chúng có thể tiết ra mùi dừa.

Vòng đời của kiến hôi có thể lên đến rất nhiều năm và chúng cần mất 34-38 ngày để trường thành.

kiến ở việt nam

Kiến lửa

Tên khoa học của loài kiến này là Solenopsis. Chúng có kích thước lớn hơn so với các loài kiến khác. Kiến chúa lớn khoảng 5/8 inch, kiến thợ lớn khoảng từ  1/8 đến 1/4 inch. Cơ thể kiến lửa có màu nâu đồng, trên đầu và thân, bụng màu sậm hơn. Râu của kiến lửa chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái.

Tổ kiến lửa có thể là một ụ đất cao đến 40 cm. Nguồn thức ăn mà kiến thợ tìm kiếm là động vật chết như côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.

Sau khi tách đàn và giao phối, kiến lửa chúa sẽ tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng. Ấu trùng nở trong vòng 8 đến 10 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài từ 9 đến 16 ngày. Ấu trùng sử dụng các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa để làm thức ăn cho đến khi các kiến thợ xuất hiện. Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng. Kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Lúc này kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn. Kiến lửa đực có khả năng sinh sản.

Kiến đen

Đây là loại kiến có tên khoa học là Ochetellus. Cơ thể chúng dài từ 2,5 đến 3mm, có độ bóng và đen nhất định. Loài kiến này tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó. Vì thế nó có khả năng lây bệnh khuẩn salmonella.

Ấu trùng của loại kiến này nở ra khỏi trứng thành một ấu trùng màu trắng, hẹp hơn về phần đầu. Ấu trùng phát triển thành nhộng và có màu trắng kem. Con trưởng thành có ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng. Mất 6 tuần để trứng và kiến phát triển thành con trưởng thành. Trứng thụ tinh trở thành con cái, trứng không thụ tinh thì trở thành con đực.

các loài kiến ở việt nam

Kiến đường

Đây là loại kiến có tên khoa học là Tetramorium Caespitum. Chúng có 6 chân, có màu nâu đen hay hơi đen, 2 gai ở phần lưng và 2 đốt ở trên phần cuống giữa ngực và bụng, râu có 12 đốt, phần đầu to có 3 đốt. Độ dài của loại kiến này là khoảng ⅛ inch.

Chúng ăn gần như bất kỳ món gì mà người và vật nuôi ăn. Kiến đường có thị lực rất tốt vì phải kiếm ăn vào ban đêm. Chúng đi luồn qua các đường ống và dây điện để vào nhà. Chúng có thể xây tổ trong bãi cỏ hay dưới các tảng đá, gỗ, tấm ván…

Loài kiến này mất khoảng 6 đến 8 tuần để kiến đường phát triển từ trứng thành kiến trưởng thành.

Kiến thợ mộc

Kiến mộc có tên khoa học là Camponotus Pennsylvanicus. Cá thể kiến chúa có độ dài ½ inch, các cá thể kiến thợ có độ dài ¼ inch. Loại kiến này có 6 chân, màu đen nhạt thường gặp nhất nhưng có thể có màu đen và đỏ.

Loại kiến này thường sống trong cả gỗ ướt và khô, nhưng thích gỗ ướt có thấm nước hơn. Bên trong tổ chúng thường khoét các đường lỗ có bề mặt mịn; bên ngoài tổ đôi khi cắn rỗng các phần của cây. Kiến thợ mộc tìm thức ăn chủ yếu vào ban đêm và vào đầu mùa xuân và hè chúng kiếm ăn cả ban ngày. 

kiến ở việt nam gồm những loại nào

Thức ăn chủ yếu là dịch ngọt, ngoài ra còn ăn dịch cây, nước trái cây và xác côn trùng. Trong nhà, chúng bị thu hút bởi chất ngọt, chất béo, dầu mỡ và thịt. Chúng không ăn gỗ. Loại kiến này thường mất từ 6 đến 12 tuần để trứng trở thành con trưởng thành và mất từ 3-6 năm để lập nên một đàn kiến lớn và ổn định.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về các loài kiến ở Việt Nam phổ biến nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách kiểm soát kiến nói riêng và các loại côn trùng nói chung nhé.

CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM ( VPC )

Văn Phòng TP Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội .

Văn Phòng Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower , 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng

Văn Phòng TP.HCM : Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza,561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Tổng Đài: 1900 3447

Hotline: 0907 568 123

Email: VPC@kiemsoatcontrung.com.vn

Website: Kiemsoatcontrung.com.vn

Đánh giá bài viết

Top 19 thuốc diệt côn trùng trong nhà hiệu quả an toàn

Các loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà như ruồi, muỗi, kiến, gián,… chúng...

Cách trị muỗi đốt hết sưng hết ngứa ngay lập tức bằng nguyên liệu có sẵn

Trong tất cả các loài côn trùng có lẽ muỗi chính là loài thường xuyên...

Tổng hợp 20 loại côn trùng có hại cho cây trồng tại Việt Nam

Côn trùng có hại cho cây trồng luôn gây ra những tổn thất nặng nề...

Công ty dịch vụ diệt mối Đà Nẵng – Cam kết tận gốc 100%

Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực diệt mối Đà Nẵng, công...

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng? XEM NGAY!

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng là câu hỏi được...

Công ty dịch vụ diệt mối Bình Dương – Cam kết tận gốc 100%

Công ty dịch vụ diệt mối Bình Dương tận gốc - Kiểm soát côn trùng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907568123
0907568123
Zalo: 0907568123