Phân loại các lớp côn trùng phổ biến hiện nay

con côn trùng

Trong môi trường sống tồn tại rất nhiều những hệ sinh thái sống khác nhau. Các loài động vật, loại thực vật, côn trùng,… cùng chung sống theo một quy luật tự nhiên. Trong đó các loại côn trùng đem đến cho con người rất nhiều ngạc nhiên bởi số lượng và chủng loại lớn. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn về lớp côn trùng, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

>> Xem thêm:

Khái niệm về côn trùng

Côn trùng là một lớp sinh vật thuộc ngành động vật không xương sống. Với cấu tạo có một bộ xương ngoài làm bằng kitin. Côn trùng gồm những con gì? Những loại côn trùng mà chúng ta thường thấy như: Gián, mối, mọt, muỗi, ruồi, bọ, ve, bướm,…

Côn trùng được các nhà khoa học nhận định là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh. Chúng bao gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Số loài côn trùng còn sinh tồn được cho đến nay là từ 6 – 10 triệu loài. Ngoài ra, côn trùng còn đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên trái đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống kể cả ở biển nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.

các con côn trùng

Cơ thể côn trùng được chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng. Côn trùng có chiều dài khoảng từ 1mm đến 18mm. Chúng có kích thước cơ thể nhỏ và sức sống dẻo dai. Một số con côn trùng có thể sống được ở nhiều môi trường kể cả những nơi chật hẹp, hạn chế thức ăn. Hầu như tất cả mọi nơi trên trái đất đều có sự trú ngụ của các loại côn trùng.                 

Vòng đời của một con côn trùng được tính từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành và lại đẻ trứng. Trong vòng đời, chúng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, có cấu tạo và hình thái khác nhau.

Đặc điểm của côn trùng

Những đặc điểm mà côn trùng mang trong mình bao gồm:

Phần đầu của côn trùng

Đây là phần phía trước của côn trùng được cấu tạo bởi các bộ phận như: miệng, mắt và râu. Miệng của các loại con côn trùng khá đặc biệt và nó có cấu tạo phù hợp với từng loại côn trùng. Chẳng hạn các loại muỗi sẽ có vòi hút máu từ con người, động vật khác. Đối với các loại mọt lại có giác quan hai bên miệng kiểu nhai và vòm họng rất khỏe, giúp chúng ăn và gặm nhấm gỗ rất tốt.

Phần mắt của côn trùng

Côn trùng có thân hình nhỏ bé nhưng được tạo hóa ưu ái ban tặng cho tới 2 loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mắt đơn có tác dụng phân biệt sáng, tối còn mắt kép giúp chúng có thị giác tốt nhất trong giới động vật.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mắt của các con côn trùng được tạo nên từ một loại tế bào có chức năng như hàng nghìn thấu kính hiển vi. Khi nhìn các sự vật xung quanh, hình ảnh gửi về mắt những con côn trùng vô cùng lớn và rõ nét. Nhiều loài côn trùng có thêm râu như châu chấu, bướm,… có chức năng khứu giác như mũi ở các loài khác.

một số con côn trùng

Phần ngực của các loại côn trùng

Phần ngực của các loại côn trùng bao gồm cánh và 3 cặp chân. Đa số chúng tiến hóa theo hướng bay lượn do đó chúng sẽ dùng cánh để di chuyển. Hai cặp cánh là một bộ phận rất quan trọng của côn trùng, chúng được liên kết với đốt ngực 2 và 3. Những loại cánh của côn trùng có rất nhiều màu sắc, kích thước giúp chúng di chuyển dễ dàng và tránh được nguy hiểm gây hại. Cánh cũng là bộ phận giúp nhận dạng các loài côn trùng với nhau.

Cơ quan tiêu hóa và sinh sản của côn trùng

Cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh của côn trùng bao gồm một ống liên tục từ miệng đến hậu môn. Phần bụng của chúng được cấu tạo bởi các cơ quan nội tạng. Trong các cơ quan nội tạng bao gồm bài tiết và sinh sản. Đặc trưng nổi bật của côn trùng là chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể. Điều này giúp côn trùng có khả năng sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nhất. Việc thích nghi và sinh sống trong mọi môi trường một cách mạnh mẽ góp phần duy trì sự đa dạng cho lớp động vật này.

Côn trùng cũng được nhận định là những loài có khả năng sinh sản với tốc độ nhanh chóng mặt. Chúng chỉ cần đẻ ra trứng, trải qua nhiều lần lột xác nở là sẽ tạo ra côn trùng mới. Một vòng sinh sản này diễn ra ngắn và liên tục với số lượng trứng mỗi lần sinh đẻ là rất lớn. Một vòng đời cơ bản của côn trùng là trứng nở ra ấu trùng, sau đó ấu trùng lột xác trở thành nhộng và nhộng sẽ phát triển thành côn trùng trưởng thành.

Lớp côn trùng

Để tiếp tục tìm hiểu về côn trùng, hãy cùng xem côn trùng thuộc lớp nào nhé. Các loại côn trùng được gọi là lớp côn trùng với 2 phần lớp cơ bản sau:

Phân lớp: Apterygota (Không cánh)

  • Bộ Archaeognatha (Hàm nguyên thủy)
  • Bộ Thysanura (Đuôi tơ, Ba đuôi, Anh vĩ)
  • Bộ Nomura (Độc vĩ, Một đuôi)

Phân lớp: Pterygota (Có cánh)

  • Bộ Palaeodictyoptera
  • Bộ Megasecoptera
  • Bộ Ephemeroptera
  • Bộ Odonata
  • Bộ Diaphanopteroidea 
  • Bộ Archodonata
  • Tổng bộ: Neoptera (Cánh mới)
    • Bộ Blattodea
    • Bộ Isoptera (Bộ Đẳng cánh, Cánh Đều)
    • Bộ Embioptera (Cánh lợp, bọ chân dệt)
    • Bộ Zoraptera 
    • Bộ Grylloblattodea
    • Bộ Mantodea
    • Bộ Dermaptera (Cánh da)
    • Bộ Plecoptera (Cánh úp)
    • Bộ Orthoptera (Cánh thẳng)
    • Bộ Phasmatodea 
    • Bộ Mantophasmatodea (gladiators)
  • Tổng bộ: Exopterygota (Cánh ngoài)
    • Bộ Psocoptera
    • Bộ Thysanoptera (Cánh viền)
    • Bộ Phthiraptera 
    • Bộ Hemiptera (Cánh nửa)
  • Tổng bộ: Endopterygota (Cánh trong)
    • Bộ Raphidioptera (snakeflies)
    • Bộ Trichoptera (Cánh lông)
    • Bộ Lepidoptera (Cánh vảy, cánh phấn)
    • Bộ Hymenoptera (Cánh màng)
    • Bộ Miomoptera
    • Bộ Protodiptera (Hai cánh nguyên thủy) 
    • Bộ Megaloptera (Cánh rộng)
    • Bộ Neuroptera (Cánh gân)
    • Bộ Coleoptera (Cánh cứng)
    • Bộ Strepsiptera (Cánh vuốt)
    • Bộ Mecoptera (Cánh dài)
    • Bộ Siphonaptera (Cánh ống)
    • Bộ Diptera (Cánh đôi-Hai cánh)

Các loài côn trùng có lợi và có hại

Côn trùng được chia thành hai loại: côn trùng có lợi và côn trùng có hại. Hãy cùng tìm hiểu những loại nào có lợi nhé.

côn trùng gồm những con gì

Những con côn trùng có lợi

Một số loại côn trùng có lợi là những cá thể ăn thịt sâu bọ để loại bỏ sâu bọ ra khỏi vườn rau, cây cối,… của bạn. Sau khi những loại côn trùng có ích này đẻ trứng vào cơ thể hoặc gần với nơi sinh sống của côn trùng có hại, sau một thời gian ấu trùng sẽ nở ra và hủy hoại sâu bọ từ bên trong. 

Một số loại côn trùng có ích phổ biến như: 

  • Bọ rùa: Đây là loài bọ ăn rệp. 
  • Các loại bướm: Bướm giúp thụ phấn cho các loại hoa và tạo quả. 
  • Ong mật: Loại côn trùng này là một trong những loài thụ phấn lớn nhất trên thế giới. Nhờ có ong mật mà hầu hết các khu vực trồng cây xanh đều được giảm thiểu được chi phí và công sức thụ phấn nhân tạo. Ngoài ra, mật ong thu được trong quá trình ong thu thập mật hoa cũng mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.
  • Bọ cánh xanh: Đây là côn trùng giúp tiêu diệt rệp, sâu bướm, ruồi trắng . 
  • Bọ cam: Loại côn trùng này sẽ ăn bất cứ loại côn trùng gây hại nào xuất hiện trong tầm nhìn của chúng.

Những con côn trùng có hại

Những loại côn trùng có hại sẽ gây hại cho hoa màu, phá hoại tài sản, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống của con người. Một số loại côn trùng gây hại phổ biến như:

  • Sâu ăn lá: Chúng sẽ ăn lá và làm rụng lá các cây, từ từ cây sẽ chết. 
  • Bọ cánh cứng Nhật Bản: Chúng có thể nuốt chửng bất kỳ loài thực vật nào nó tìm thấy.
  • Bọ xít: Ngoài có mùi hôi, bọ xít còn ăn trái cây, lá cây và rau quả. Nước tiểu của chung dính trên da người sẽ làm cả vùng da đau xót.
  • Rệp mềm. Rệp hút chất dinh dưỡng từ thực vật và tạo ra chất “honeydew” được biết là sẽ thu hút kiến . 
  • Mối: Chúng có thể phá hủy sân vườn và tài sản bằng gỗ của nhà bạn.
  • Muỗi: Loại côn trùng này hút máu động vật và con người gây bệnh tật và chết chóc nhiều nhất trên thế giới

Trên đây là một số thông tin về lớp côn trùng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn có những cái nhìn tổng quan nhất về chúng. Nếu các bạn đang muốn kiểm soát hay tìm Công ty diệt côn trùng cho các loại côn trùng gây hại thì hãy liên hệ ngay với Công ty kiểm soát côn trùng Việt Nam (VPC) để được tư vấn nhé. 

CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM ( VPC )

  • Văn Phòng TP Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội .
  • Văn Phòng Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower , 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn Phòng TP.HCM : Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza,561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Tổng Đài: 1900 3447
  • Hotline: 0907 568 123
  • Email: VPC@kiemsoatcontrung.com.vn
  • Website: Kiemsoatcontrung.com.vn

Tìm hiểu thêm:

4/5 - (1 bình chọn)

Công Ty Diệt Mối Tận Gốc VPC – Diệt Mối Tại Nhà Giá Rẻ TPHCM

Mối là loài côn trùng gây hại nguy hiểm, có thể phá hủy các công...

Top 19 thuốc diệt côn trùng trong nhà hiệu quả an toàn

Các loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà như ruồi, muỗi, kiến, gián,… chúng...

Cách trị muỗi đốt hết sưng hết ngứa ngay lập tức bằng nguyên liệu có sẵn

Trong tất cả các loài côn trùng có lẽ muỗi chính là loài thường xuyên...

Tổng hợp 20 loại côn trùng có hại cho cây trồng tại Việt Nam

Côn trùng có hại cho cây trồng luôn gây ra những tổn thất nặng nề...

Công ty dịch vụ diệt mối Đà Nẵng – Cam kết tận gốc 100%

Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực diệt mối Đà Nẵng, công...

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng? XEM NGAY!

Mua thuốc diệt côn trùng Hà Nội ở đâu chất lượng là câu hỏi được...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907568123
0907568123
Zalo: 0907568123