Côn trùng có hại cho cây trồng luôn gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế cho bà con nông dân. Mặc dù nhỏ bé nhưng các loài côn trùng này lại sinh sản nhanh chóng với số lượng lớn, vì vậy làm suy giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Hãy cùng Vietnam Pest Control tìm hiểu 20 loài côn trùng gây hại đối với cây trồng phổ biến tại Việt Nam và cách phòng tránh nhé.
>> Xem thêm dịch vụ tại VPC
- Công ty diệt côn trùng
- Dịch vụ diệt mối toàn diện tại TPHCM – VPC
- Diệt mối tại Hà Nội
- Diệt côn trùng tại Hà Nội
Nội dung
Sâu bướm
Sâu bướm có khả năng tàn phá cây trồng vô cùng đáng sợ. Chúng ăn hầu hết mọi loài cây trồng từ dưa chuột, cà chua đến cải xanh, bắp cải… Chúng lựa chọn thời điển vườn cây bắt đầu ra hoa để đẻ trứng. Sau đó ấu trùng sẽ nở ra và liên tục ăn hoa màu để sinh trưởng. Nếu thấy có bướm bay đến vườn rau của mình, người nông dân cần kịp thời kiểm tra và phun thuốc trừ sâu. Tốt nhất là nên dựng nhà lưới rồi mới trồng rau củ.
Con rệp
Con rệp có kích thước cực kỳ nhỏ nhưng lại sinh sống thành từng đàn đông đúc, vì vậy cũng khá dễ phát hiện. Loài côn trùng này thường được tìm thấy ở các cây ăn quả và cây có hoa. Chúng tìm đến quả, lá, thân, rễ cây để hút nhựa cùng chất dinh dưỡng, làm cho cây trở nên còi cọc và chết dần. Bà con cần kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện thấy rệp phải loại bỏ ngay bằng thuốc sinh học.
Ốc sên và sên
Tuy có tốc độ di chuyển chậm nhưng khả năng phá loại của các loại sên lại vô cùng đáng kinh ngạc. Thức ăn của chúng là thân, lá của cây ngắn ngày. Khi bị sên cắn, cây dễ nhiễm bệnh và chất. Cần dùng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt ốc sên và tránh cho chúng lại gần cây trồng bằng vỏ trứng.
Bọ sâu tai
Bọ sâu tai có chiều dài từ 20 – 25mm, dễ dàng nhận biết với 2 càng lớn. Chúng thường trú ngụ ở các bụi cây, khu vực ẩm ướt. Bọ sâu tai vừa phá hoại hoa màu, vừa ăn các loại côn trùng có lợi. Bà con có thể bố trí các loại bẫy côn trùng để tiêu diệt loài bọ gây hại này.
Bọ trĩ
Bọ trĩ có thân dáng dài và mảnh, khi trưởng thành đạt khoảng 1cm hoặc ít hơn. Chúng hút nhựa và dưỡng chất của cây, làm lan truyền virus gây bệnh cho cây trồng. Bọ trĩ phá hoại theo bầy đàn, chúng nhắm vào các loại cây ăn quả và cây hoa. Để hạn chế việc dùng thuốc bảo vệ thực vật và tránh bọ trĩ tấn công, nhà nông nên dùng lưới ngăn côn trùng.
Nhện đỏ
Do có kích thước cực kỳ nhỏ nên nhện đỏ rất khó nhận biết. Chúng hút nhựa cây dẫn đến tình trạng cây trồng bị vàng lá, rụng lá và chết dần. Nhện đỏ tấn công theo từng đàn, thường tập trung ở mặt dưới của lá gần chỗ gân lá chính. Loài côn trùng này thường phá loại cây ăn quả lâu năm như bơ, sầu riêng… Thời điểm nhện đỏ hoạt động nhiều nhất là tháng 2 – 5, bà con cần lưu ý để dùng thuốc trừ sâu và tưới nước cho cây thường xuyên.
Ruồi vàng
Ruồi vàng có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, khi trưởng thành có chiều dài khoảng 5 – 7mm. Đặc điểm nhận dạng của chúng là thân màu nâu vàng, nhiều đốm đen, thường phá hoại cây ăn quả lâu năm. Ruồi vàng sẽ lựa chọn quả chín để hút nhựa rồi đẻ trứng lên lớp vỏ ngoài. Dòi nở ra từ trứng ruồi vàng sẽ đục và làm thối trái cây.
Ruồi trắng
Ruồi trắng cũng có thân hình nhỏ, thường phủ sáp hoặc phấn trên người nên có tên gọi ruồi trắng. Thức ăn ưa thích của loài côn trùng này là rau quả (cà chua, xà lách, tía tô…) hay cây có múi (bưởi, cam, quýt…). Do thường ẩn mình dưới các tán lá nên ruồi vàng rất khó bị phát hiện và tiêu diệt.
Bướm đêm
Bướm đêm còn có tên gọi khác là con ngài. Thoạt nhìn, chúng khá giống với các loài bướm thông thường, chiều dài từ 35 – 38mm với thân hình màu vàng nâu. Con ngài thường phá hoại quả cam bởi chúng bị thu hút bởi mùi tinh dầu có trong loại quả này. Việc phát hiện bướm đêm khá khó khăn bởi chúng chủ yếu hoạt động về đêm.
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá dễ dàng ngụy trang bởi chúng có thân hình màu xanh như lá. Đúng như tên gọi, sâu ăn lá thường tấn công lá của hoa màu và cây trồng. Khi bị sâu ăn lá tấn công, cây trồng rất dễ bị nhiễm bệnh và chết. Bà con nông dân có thể loại bỏ sâu ăn lá bằng cách dùng thuốc trừ sâu hoặc bắt bằng tay.
Rệp sáp
Rệp sáp là loài côn trùng thân mềm có phủ bụi phấn bên ngoài, hình bầu dục. Chúng thường được phát hiện trong kẽ các loại trái cây hoặc lá cây non và hút nhựa cây. Cây bị rệp sáp cắn dễ bị nhiễm bệnh và khiến cho nấm hại dễ dàng xâm nhập. Nếu muốn loại bỏ rệp sáp thì phương pháp hiệu quả nhất là thổi sạch chúng bằng bình phun áp lực và phun thêm thuốc bảo vệ thực vật.
Bọ cánh cứng khoai tây
Bọ cánh cứng khoai tây được tìm thấy lần đầu vào những năm 1800. Loài côn trùng này có màu đỏ gạch và đầu đen. Đến mùa sinh sản, con cái sẽ tìm và đẻ trứng trên tán lá cây khoai tây. Sau khoảng 2 tuần thì ấu trùng sẽ nở và bắt đầu phá hoại trồi, lá, hoa, củ, quả, gây thiệt hại nặng nề cho nông sản.
Sâu bắp cải
Sâu bắp cải có thân hình màu xanh nhạt với sọc trắng ở hai bên, là loại ấu trùng giun tròn. Khi trưởng thành sâu sẽ chuyển màu nâu xám và đẻ trứng màu xanh lá nhạt. Sâu bắp cải thường được phát hiện trên lá bắp cải, chúng ăn lá và tạo ra các lỗ rỗng bên trong dẫn đến thiệt hại nặng nề. Ngoài bắp cải thì loài sâu này còn tấn công cả đậu, dưa, cà chua…
Sâu xám
Sâu xám chủ yếu sống gần mặt đất và tấn công phần gốc của cây trồng. Loài côn trùng này có khả năng thay đổi màu sắc tùy theo loài cây mà chúng tấn công. Khi nhận thấy có tác động, sâu xám sẽ tự động cuộn mình lại thành hình chữ C. Loài sâu xám phá hoại mọi loại rau củ và cây trồng, chúng hoạt động mạnh nhất vào mùa hè và mùa xuân.
Bọ lá đậu
Bọ lá đậu cư trú trong đất, khi trưởng thành được gọi là bọ cánh cứng, có thể được nhận biết dễ dàng với hình tam giác màu đen nằm ở trước cánh. Chúng chủ yếu sinh trưởng và phát triển vào mùa xuân và thường tấn công các cây họ đậu, cây đậu…
Bọ dưa
Bọ dưa thường được chia thành 2 nhóm là loài có chấm đen và loài có sọc dọc. Loài côn trùng này vừa tấn công hoa màu, vừa làm lây lan vi khuẩn và gây bệnh cho cây. Bọ dưa chủ yếu được tìm thấy vào mùa xuân, chúng tấn công nhiều loại rau củ như bầu, bí, dưa chuột… và gây sẹo trên quả, làm rụng quả.
Bọ xít
Loài cây ưa thích của bọ xít là dưa hấu, bí ngô và các giống cây dây leo khác. Bọ xít là loại côn trùng có cánh, trên bụng có sọc màu cam sáng. Chúng hoạt động mạnh nhất vào mùa hạ, khiến cho dây leo của cây trồng chuyển thành màu đen và tạo ra các đốm vàng trên lá cây.
Sâu đục thân bắp ngô
Sâu đục thân bắp ngô được nhận biết bởi phần thân màu hồng hoặc xám nhạt. Loài côn trùng này có khả năng tàn phá rau màu vô cùng đáng sợ. Chúng chủ yếu ăn các loài cây thân thảo, cần tây, cà tím, củ cải đường, cải bắp, ngô…
Bọ nhảy ăn rau
Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng bọ nhảy ăn rau lại có khả năng tàn phá rau màu vô cùng ghê gớm. Khi có vật chạm vào, chúng sẽ nhanh chóng nhảy từ nơi này đến nơi khác để chạy trốn. Mục tiêu của bọ nhảy hại rau là rất nhiều loại cây trồng như dưa hấu, cà rốt, khoai lang, rau bina, củ cải, cần tây, rau diếp…
Bọ rau xanh
Do có màu xanh giống với lá cây nên bọ rau xanh thường dễ dàng ẩn nấp, khó bị phát hiện. Thức ăn ưa thích của chúng là ngô, bắp cải, cà chua và các loại đậu. Nếu thấy trứng của loài bọ này thì bà con nên tìm cách loại bỏ càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số các loại côn trùng có hại cho cây trồng mà bà con nông dân cần nắm được. Cách tốt nhất để phòng trừ các loài côn trùng này đó là trồng cây trong lưới bảo vệ và thường xuyên kiểm tra, tưới nước cho cây. Bạn đọc đừng quên tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác của VPC về các loài côn trùng gây hại và cách phòng diệt nhé.