Các chất khử trùng trong y tế được sử dụng hiện nay được tìm kiếm rất nhiều nhất là khi đại dịch Covid 19 hoành hành. Một số người hiểu sai và lựa chọn không đúng các sản phẩm nên đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến các chất khử trùng này, hãy cùng nhau theo dõi nhé.
Nội dung
Cồn
Đặc điểm chung
Trong lĩnh vực y tế, ethyl và cồn isopropyl là 2 loại cồn thường hay được sử dụng. Hiệu quả khử khuẩn của chúng thường không được đánh giá cao. Hoạt tính diệt khuẩn của cồn mạnh hơn hoạt tính kìm khuẩn và chúng có khả năng diệt một số vi khuẩn, virus nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn. Cồn nồng độ từ 60 đến 90% có hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.
Cơ chế tác dụng
Cồn có thể phá huỷ các enzyme khử hydro của vi khuẩn dẫn đến xuất hiện thêm một số acid amin mới. Sự xuất hiện các acid amin làm đảo lộn cấu trúc phân tử protein của vi khuẩn.
Cồn ức chế quá trình sản sinh các chất chuyển hoá cần thiết cho quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, ví thế, ngoài tác dụng diệt khuẩn cồn còn có tác dụng kìm khuẩn.
Chlorine và hợp chất chlorine
Đặc điểm chung
Hypochlorite là chất khử khuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong các cơ sở y tế. Đây là hoá chất tồn tại ở hai dạng: dạng lỏng hoặc dạng rắn. Các chất khử khuẩn chlorine có phổ kháng khuẩn rộng, diệt khuẩn nhanh, giá thành thấp nhưng việc sử dụng hoá chất này trong bệnh viện bị hạn chế.
Cơ chế tác dụng
Hợp chất chlorine làm ức chế phản ứng tạo ra enzyme cần thiết tham gia vào quá trình chuyển hoá trong tế bào vi khuẩn, làm thay đổi bản chất protein và bất hoạt các acid nucleic của vi khuẩn.
Formaldehyde
Đặc điểm chung
Formaldehyde là chất khử khuẩn, tiệt khuẩn được sử dụng dưới 2 dạng chính là: Dạng dung dịch và dạng khí. Chế phẩm được sử dụng phổ biến trong các cơ sở y tế là formalin, trong đó formaldehyde chiếm tỷ lệ 37% trọng lượng dung dịch. Dung dịch formaldehyde có tác dụng diệt khuẩn (kể cả vi khuẩn lao), virus, nấm, bào tử.
Formaldehyde được xếp vào một trong các nhóm có khả năng gây ung thư cho những người tiếp xúc. Chính vì vậy, mọi người cần hạn chế tiếp xúc với loại hoá chất này.
Cơ chế tác dụng
Formaldehyde bất hoạt VSV nhờ kiềm hoá các nhóm amino; nhóm sulfhydryl có trong phân tử protein và nguyên tử nitơ trong cấu trúc mạch vòng của gốc purine.
Glutaraldehyde
Đặc điểm chung
Glutaraldehyde là các dialdehyde bão hoà, nó được sử dụng như một chất tiệt khuẩn và khử khuẩn ở mức độ cao. Dung dịch glutaraldehyde mang tính acid và không có khả năng diệt bào tử. Dung dịch có khả năng diệt bào tử khi được kiểm hoá ở pH từ 7,5 – 8,5.
Hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn của glutaraldehyde không chỉ bị phụ thuộc vào thời hạn sử dụng mà còn phụ thuộc vào độ pha loãng dung dịch trong khi sử dụng và mức độ ô nhiễm dụng cụ. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, dung dịch glutaraldehyde dạng trung tính hoặc dạng kiềm có tác dụng diệt khuẩn và chống ăn mòn tốt hơn so với loại dung dịch dạng axit.
Glutaraldehyde thường được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế vì:
- Hoạt tính diệt khuẩn tốt;
- Hoạt tính diệt khuẩn không bị thay đổi khi có mặt các chất hữu cơ (đờm, máu, mủ);
- Không ăn mòn với các loại dụng cụ.
Cơ chế tác dụng
Hoạt tính diệt khuẩn của glutaraldehyde được thực hiện nhờ khả năng kiềm hoá các nhóm: sulfhydryl, carboxyl, hydroxyl và amino của VSV, qua đó làm thay đổi cấu trúc AND, ARN và quá trình tổng hợp protein của VSV.
Hydrogen peroxide
Đặc điểm chung
Hydrogen peroxide có hoạt tính diệt khuẩn tốt, có khả năng diệt vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử.
Cơ chế tác dụng
Hydrogen peroxide có khả năng phá huỷ các gốc hydroxyl tự do, dẫn đến thay đổi cấu trúc màng lipid, DNA và thành phần thiết yếu khác của tế bào VSV. Loại hoá chất này có khả năng ức chế sản xuất men catalase (men có tác dụng bảo vệ tế bào VSV chống lại tác động của hydrogen peroxide bằng cách làm thoái hoá hydrogen peroxide thành oxy và nước).
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về các chất khử trùng trong y tế được sử dụng hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé.
CÔN TRÙNG VIỆT NAM ( VPC )
Văn Phòng TP Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội .
Văn Phòng Đà Nẵng: Tòa nhà Indochina Riverside Tower , 74 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng TP.HCM : Tầng 24, Tòa nhà Pearl Plaza,561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tổng Đài: 1900 3447
Hotline: 0907 568 123
Email: VPC@kiemsoatcontrung.com.vn
Website: Kiemsoatcontrung.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/kiemsoatcontrungvietnamVPC/
với chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể nhất nhé.